Hướng dẫn cách sơn nhà đạt tiêu chuẩn
Sơn nhà hiện nay đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi nhà. Tuy nhiên để có thể có một lớp áo hoàn chỉnh đẹp đẽ cho ngôi nhà, ngoài yếu tố về chất lượng của sơn thì cách sơn cũng là một yếu tố quyết định đến vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn.
Chính vì vậy, chúng tôi bằng những kinh nghiệm tích lũy bao lâu nay, Tavaco xin chia sẻ đến bạn đọc cách sơn nhà đúng tiêu chuẩn, hiệu quả nhất.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần sơn
Việc đầu tiên để có một bức tường sơn đẹp mắt thì vệ sinh tường nhà bước không thể thiếu.
Đối với tường mới, chưa từng lăn qua sơn
Với loại tường này, người thợ cần đạt độ khô nhất định mới có thể sơn. Khoảng 3 tuần nếu như điều kiện thời tiết khô ráo mới có thể bắt đầu thi công sơn. Bạn dùng giấy nhám hoặc đá mài đánh sạch sẽ bề mặt tường. Sau đó bạn quét hết lớp bụi bẩn trên bề mặt để đảm bảo tường đã sạch sẽ.
Đối với tường lăn lại
Với các loại tường lăn lại, bạn chỉ cần dùng chổi quét sạch mạng nhện và các bụi bẩn bám trên bề mặt tường để xử lý lỗi. Nếu như bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong bạn cần tiến hành xối, rửa lại bằng nước, để khô rồi mới tiến hành sơn.
Bước 2: Tiến hành thi công chấm thấm, chống ẩm cho tường
Việc xử lý bề mặt trước khi sơn là một công đoạn rất cần thiết. Bạn nên sử dụng bột bả để làm phẳng những bề mặt bị lõm hoặc mài phẳng nếu có những chỗ bị lồi ra. Những chỗ nào có lớp sơn cũ bị bong tróc, cạo sạch lớp bong tróc đó rồi dùng bột mastic để bôi bột bả lên tạo bề mặt phẳng phiu cho bức tường.
Tiếp tục với công đoạn xử lý chống thấm, bạn cần xác định nguyên nhân gây thẩm thấu của tường và xử lý bằng cách sử dụng các loại sơn lót chuyên dụng hoặc một số loại sơn chống thẩm thấu. Cách sơn tường hữu ích là dùng sơn lót.
Bước 3: Thi công bột bả ( matit)
Bột bả có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn khi quét lên được đều và đẹp hơn. Bột bả cần có độ bám dính cao nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như tiến độ thi công và chi phí cho cả quá trình.
Bạn có thể lựa chọn bôi 1 hoặc 2 lớp bả. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, nếu bôi 2 lớp bột bả thì màng sơn nhìn sẽ đẹp hơn nhưng lớp sơn lại không thể bám trực tiếp vào bề mặt tường thay vào đó là bám vào lớp bột bả. Điều này khiến cho tuổi thọ của sơn không được bền lâu.
Ngoài cách bôi bột bả, bạn cũng có thể sơn trực tiếp lên tường để sơn thẩm thấu sau cũng như bám dính lên tường giúp tăng tuổi thọ của sơn. Muốn bề mặt được nhẵn mà không cần dùng bả, bạn hãy sử dụng cát hạt mịn trát lên tường. Sau khi khô, mài kỹ hơn 1 chút là sẽ có một bức tường đẹp không cần bả.
Bước 4: Sơn lót
Sơn lót có tác dụng chống các tác động trực tiếp từ lớp trong tường lên lớp sơn như hơi ẩm, hóa chất gây hư hỏng. Thường sơn lót trắng sẽ được sử dụng trong quy trình sơn trong nhà để tạo lớp nền cho sơn phủ màu, giúp mà sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn.
Khi chọn sơn lót, bạn nên chú ý chọn loại có tác dụng kháng kiềm nhằm tránh cho lớp sơn phủ bị kiềm hóa, làm giảm tuổi thọ cũng như độ lên màu của sơn.
Bước 5: Sơn phủ màu
Bước cuối cùng của quy trình sơn nhà đó là sơn phủ màu. Với bước này, người thợ tiến hành thi công theo 2 lớp sơn phủ như sau:
Sơn lớp 01
Khi bề mặt tường sơn, lớp sơn lót chống kiềm đã khô tối thiểu là 2h mới tiến hành sơn lớp 01.Tùy chọn vào bề mặt tường cụ thể để lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp như: máy phun sơn, cọ, Rulo(lu).
Sơn phủ màu trước khi tiến hành thi công nên pha loãng với 5-10% nước sạch theo tỷ lệ để đạt độ phủ tối đa. Sơn xong lớp 01, tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước đó và sửa lại trước khi phủ lớp sơn 02.
Sơn lớp 02
Tiến hành tương tự như lớp 01, thời gian để sơn lớp phủ cách khoảng 2h so với lớp 01. Dụng cụ vẫn như lần 1 tuy nhiên đây là lớp sơn hoàn thiện nên phải rất cẩn thận trong khi thi công.
Khi sơn xong, dùng bóng điện để chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu quan sát thấy lớp sơn phủ đều, không bị chia làm 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt yêu cầu.